Bộ đồ thờ ngũ sự bao gồm 5 món như sau: 1 đỉnh đồng, 1 đôi chân nến và 1 đôi hạc thờ. Mỗi món đồ thờ trên cần được sắp xếp đúng theo vị trí để phát huy tối đa ý nghĩa tâm linh, phong thủy.
>> Đồ thờ cúng bằng đồng cao cấp vì sao được nhiều người lựa chọn?
Bộ ngũ sự là gì? Bộ ngũ sự gồm những món đồ thờ nào?
Bộ ngũ sự hay còn gọi là bộ đồ thờ theo cách dễ hiểu, bao gồm 1 đỉnh, 2 con hạc thờ và 2 chân nến đặt trên bàn thờ.
Đỉnh thờ hay nhiều nơi còn gọi là lư hương, thường dùng ở bàn thờ, nhà thờ, từ đương, các đài tưởng niệm, nghĩa trang liệt sĩ, nơi thờ cúng hoặc chùa chiền…
Đôi hạc thờ đứng trên lưng rùa, luôn đi thành cặp. Hạc là biểu tượng của sự trường thọ, may mắn, khát vọng trường tồn. Trong phong thủy, rùa đảm bảo cho gia đình có sự liên kết chặt chẽ, lâu bền. Chính vì thế, hạc đứng trên lưng rùa thành một cặp là sự kết hợp hài hòa, gắn kết giữa trời đất, giữa hai thái cực âm dương.
Đôi chân nến thường được làm với họa tiết đơn giản, dùng để đốt nến trong các dịp thờ cúng.
Cách bày bộ ngũ sự
Đỉnh thờ thường được đặt chính giữa, lùi về phía sau trên bàn thờ, có thể dùng để đốt trầm trong các dịp thờ cúng, lễ tết.
Theo quan niệm từ xưa thì hương thơm thể hiện lòng thành, sự thanh khiết cao quý. Chính vì thế, lư hương với những khói trầm toả ra có tác dụng thanh lọc khí vô cùng hiệu quả. Về mặt tâm linh thì nó hoá giải được hung khí tăng thêm cát khí, gia tăng sự hoà thuận, hiếu thảo, sự tăng tiến về trí tuệ tài lộc.
Đôi hạc được bày 2 bên ngay cạnh đỉnh thờ, được gọi là hạc chầu. Hạc được đặt trên bàn thờ ngụ ý tới phẩm chất cao quý, mạnh mẽ đối đầu với khó khăn, mang lại may mắn và ấm êm.
Đôi chân nến được đặt 2 bên ban thờ, cạnh 2 con hạc. Chân nến bên trái tượng trưng cho hành dương, tức là mặt trời. Chân nến bên phải tượng trưng cho hành âm, tức là mặt trăng. Có âm- dương, nhật- nguyệt thì sẽ làm cho vạn vật sinh sôi nảy nở, mang lại nhiều tài lộc và may mắn.
Nên chọn bộ ngũ sự bằng đồng như thế nào?
Bộ ngũ sự trên bàn thờ được sử dụng bằng sứ, gỗ, đồng…. nhưng thông dụng nhiều nhất vẫn là chất liệu bằng đồng bởi những ưu điểm vượt trội của nó. Ngày xưa, trong nhà có bộ đỉnh đồng, hoành phi câu đối chính là sự thể hiện giàu có, sang trọng hơn người. Thường chỉ có nhà quan lại, phú hộ mới có dùng.
Ngày nay, các gia đình trung lưu với thu nhập ổn định đủ ăn đủ mặc là đã có thể sắm cho gia đình, bàn thờ tổ tiên 1 bộ đỉnh đồng ngũ sự rồi. Các dòng họ có nhà thờ họ tổ cũng nhất định phải có 1 bộ đỉnh đồng đặt trên ban thờ. Tuỳ vào điều kiện kinh tế và không gian thờ cúng mà lựa chọn bộ đồ thờ cúng phù hợp.
Bộ đồ thờ bằng đồng dày dặn, bền đẹp theo năm tháng, màu sắc hoạ tiết phong phú, tươi sáng, tinh xảo, không sợ nứt vỡ, mối mọt, dễ dàng tháo lắp, di chuyển…
Nếu không gian bàn thờ hẹp và để nhiều đồ, thì có thể chỉ đặt đỉnh với đôi hạc hoặc đỉnh với đôi chân nến, được gọi là bộ tam sự thờ cúng bằng đồng cũng rất đẹp và cân đối. Ngoài các sản phẩm cơ bản, trên bàn thờ gia tiên còn có thể trang hoàng rất nhiều các vật dụng khác, tùy không gian và điều kiện kinh tế của gia chủ.
Tường sau không gian bàn thờ ở nhà khá giả là hoành phi, câu đối bằng Hán tự sơn son thếp vàng, có nội dung nói lên công đức của người đã khuất. Ớ gia đình bình dân, đó là tranh thờ, thường là tranh dân gian vẽ ngũ quả, chiếc cuốn thư, cá chép vượt vũ môn hay các chữ như Phúc, Lộc, Thọ (bằng Hán tự).
Phía trước đỉnh thờ còn có bát hương, mâm bồng… thường là 1 hoặc 3 bát. Ngoài ra, các thứ có thể đặt 1 đôi hoặc 1 chiếc như lọ hoa, đèn thờ, ống hương, chóe thờ… Các vật dụng khác như ngai chén đựng rượu, đài thờ đựng muối, gạo, nước thờ…
Nguồn: Sưu tầm