Tìm hiểu ý nghĩa và cách lắp đặt cửa võng bằng đồng

5/5 - (1 bình chọn)

Cửa võng là vật dụng trang trí cần thiết trong các không gian thờ cúng. Sử dụng cửa võng là cách thể hiện truyền thống văn hoá cổ xưa của người Việt được lưu giữ và lưu truyền cho đến ngày nay.

>> Những điều cần biết về mâm bồng trong bộ đồ thờ

>> Tượng đồng Vua Hùng – Tưởng nhớ vị vua của người Lạc Việt

Ý nghĩa cửa võng trong thờ cúng

Cửa võng là sản phẩm trang trí xung quanh bàn thờ, phòng thờ gồm các cửa chính và cửa hậu hai bên làm tăng tính uy nghi và trang trọng của nơi đó, đồng thời cửa võng làm ngăn cách khu vực ban thờ với không gian ngoài tạo cho khu vực ban thờ thấy trang trọng, linh thiêng. Cửa võng tứ quý xuân hạ thu đông hoặc tứ linh đều có ý nghĩa là 4 mùa đều may mắn, hạnh phúc, án gian thờ chạm đồng sắc nét có giá trị thẩm mỹ cao, giá trị tâm linh vĩnh cửu có thể lưu truyền lại cho con cháu muôn đời sau.

Cửa võng dùng cho các không gian thờ cúng rộng rãi và cao. Chúng ta dễ bắt gặp nhất là ở những chùa chiền, đình, ngôi chùa thờ ông hoàng, bà chúa, anh hùng dân tộc hay thần linh vô cùng hoàng tráng. Cửa võng tô điểm cho không gian thêm uy nghi hơn.

Cách lắp đặt cửa võng bằng đồng

Cửa võng phần lớn được lắp đặt trong các không gian tâm linh có diện tích rộng rãi, vị trí được lắp là khoảng trống phía trước ban thờ và chính giữa phía trên giữa 2 cột nhà hoặc 2 bức vách tạo hình như 1 chiếc cửa võng xuống sao cho đủ cao để người bình thường không với tới, nhưng không cao quá.

Thông thường cửa võng bằng đồng được thiết kết chiều cao và rộng phù hợp với lối cửa ra vào của nhà thờ hay đình, chùa… Cửa võng thường treo cách trần nhà khoảng 50cm – 70cm tùy thuộc vào kích thước. Trên cửa võng sẽ treo một bức đại tự dài bằng bộ cửa võng, hai bên cột nhà có thể treo đôi câu đối to ôm vừa cột nhà và cao gần bằng cột nhà.

Đặt phía trên trong là nơi thờ có đặt bàn thờ gia tiên, nơi bàn thờ gia tiên có thể treo bộ hoành phi câu đối bằng đồng kích thước phù hợp với bàn thờ.

Nguồn: Sưu tầm

Xem thêm

0768 62 9999