Chúng ta thường nghe nhiều đến loại vàng 24K, vàng 9999… Loại vàng này có độ tinh khiết rất cao, lên tới 99,99% hay còn được gọi là vàng ta. Vậy sự khác biệt giữa vàng 24K và các loại vàng khác là gì? Hãy cùng tham khảo trong bài viết dưới đây.
>> Quà lưu niệm cho người nước ngoài sang trọng, ý nghĩa
>> Tranh đồng Ngọc Đường Phú Quý và ý nghĩa phong thủy ẩn trong đó
Vàng 9999 tương đương với vàng 24K
Người ta tính tuổi vàng theo thang độ K – karat (tránh nhầm lẫn với carat là đơn vị đo lường kim cương hay đá quý), số K sẽ chỉ hàm lượng vàng nguyên chất có trong hợp kim. Tuổi vàng được xác định trên thang từ 1 – 24, 1 karat tương đương với 1/24 vàng nguyên chất.
Ví dụ vàng 24K có nghĩa là hàm lượng vàng chiếm 24 miếng/24 miếng, 18K là hàm lượng vàng chiếm 18 miếng/24 miếng, vàng 14K sẽ có hàm lượng vàng 14/24. Vàng 24K là vàng tinh khiết nhất với độ tinh khiết đạt 99.99%, tương tự như vàng 9999. Vì thế, vàng 9999 cũng có thể gọi là vàng 24K và được gọi chung là vàng 10 tuổi.
Vàng 24K có màu vàng ánh kim đậm nhất nhưng khá mềm nên nữ trang chế tác bằng vàng 24K không được đa dạng vì khó gắn đá quý và đánh bóng. Do đó, hầu hết các trang sức được làm bằng vàng thấp tuổi hơn với nhiều màu sắc khác nhau vì có độ cứng cao hơn, dễ gắn đá quý và dễ đánh bóng. Người ta thường sử dụng vàng 22K hoặc 18K để làm vàng trang sức, trong đó những sản phẩm đồ trang sức bằng vàng tây thường có tuổi vàng khoảng 18K.
Tùy theo nhu cầu của đồ trang sức, thợ kim hoàn sẽ pha các kim loại khác nhau với vàng để tạo ra các màu sắc khác nhau. Nếu cần đồ trang sức có màu trắng sáng thì sẽ pha Niken (Ni) hoặc Palladium (Pd), nếu cần màu đỏ hoặc hồng thì pha với đồng (Cu), còn bạc sẽ cho hợp kim vàng có màu lục.
Cách nhận biết tuổi vàng
Tùy theo hàm lượng vàng trong hợp kim mà người ta sẽ xác định tuổi vàng. Ví dụ: Khi người ta nói tuổi vàng là 18K thì nó tương đương với hàm lượng vàng trong mẫu xấp xỉ 75% và gọi là vàng 7 tuổi rưỡi, vàng 18K có hàm lượng vàng xấp xỉ 70% được gọi là vàng 7 tuổi.
Tuổi vàng được xác định như sau:
* Vàng 24K (99,99%) thường được gọi là vàng 10 tuổi.
* Vàng 24K (90%) thường được gọi là vàng 9 tuổi.
* Vàng 18K (75%) thường được gọi là vàng 7 tuổi rưỡi.
* Vàng 18K (70%) thường được gọi là vàng 7 tuổi.
* Vàng 14K (58,3%) thường được gọi là vàng 6 tuổi.
Ngoài dùng để làm đồ trang sức, tài sản tích lũy và giao dịch, vàng còn được sử dụng để thực hiện dịch vụ mạ thếp vàng lên các đồ dùng khác, tăng thêm tính thẩm mỹ và sự sang trọng cho chúng. Sản phẩm mạ vàng bằng công nghệ hiện đại trông rất giống đúc từ vàng thật.
Nguồn: Sưu tầm