Trong Nền văn hóa cổ truyền Việt Nam, nghề đúc đồng đã có từ lâu đời. Theo suốt thời kỳ lịch sử, nghề đồ đồng ngày càng phát triển. Ngày nay, nghề đúc đồng càng gặt hái được nhiều thành công rực rỡ, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề này.
Nghề đúc đồng truyền thống ở nước ta
Thế nào là nghề đúc đồng
Nghề đúc đồng Việt Nam là nghề thủ công truyền thống lâu đời, nổi tiếng bậc nhất ở Việt Nam: sử dụng nguyên liệu đồng đỏ hay đồng hợp kim (pha chì, thiếc, kẽm…) nung chảy, đổ khuôn (khuôn liền, khuôn hai mang) để tạo ra sản phẩm (đồ gia dụng, đồ thờ, chuông, khánh, tượng, trống đồng, vv.). Đồ đồng thường tinh xảo với kĩ thuật tạo dáng, chạm khắc trang trí đạt tới mức nghệ thuật.
Tìm hiểu về nghề đúc đồng tại Việt Nam
Trống đồng thờ Đông Sơn
Đúc đồng xuất hiện từ thời Phùng Nguyên (hậu kì thời Đá mới – sơ kì thời Đồ Đồng, cách ngày nay khoảng hơn 4 nghìn năm), phát triển rực rỡ dưới thời đại Đông Sơn – tương đương với thời các vua Hùng dựng nước (cách ngày nay khoảng 2 – 3 nghìn năm). Tiêu biểu cho thời đại Đồ Đồng là trống đồng, đặc biệt là trống đồng Ngọc Lũ I (x. Trống đồng Ngọc Lũ).
Sự phát triển của nghề đúc đồng theo thời gian
Từ thời Lý – Trần, đến các thời Lê, Nguyễn, đã chú trọng đến nghề đúc đồng càng phát triển mạnh, tạo nên những sản phẩm đúc đồng hết sức đa dạng. Những thế hệ thợ đúc đồng thuộc các triều đại từ Lý – Trần về sau không chỉ sử dụng các kim loại đồng thời kì Đông Sơn, mà còn dùng thêm cả vàng, bạc để đúc tượng Phật quý, đúc chuông, khánh để tạo ra âm thanh trong và vang xa.
Ngày nay, nghề đúc đồng vẫn luôn chiếm được tình cảm và sự yêu thích của khách hàng với đồ đồng thờ cúng đại phát và nhiều loại đồ thờ cúng khác.
Các khâu đúc đồng hiện nay:
- Tạo mẫu
- Tạo khuôn
- Nấu chảy nguyên liệu
- Rót khuôn
- Hoàn thiện sản phẩm
Yêu cầu thành phẩm của sản phẩm đồng đúc
Sản phẩm phải mượt mà, sáng chuốt không gờ, không lẫn đồng sóng, đồng cháy. Phải đồng sắc – đồng khí mới đạt yêu cầu kĩ thuật, nghệ thuật. Khó đúc nhất là các loại: sản phẩm có các thành phần chi tiết nhỏ, mảnh mai; tượng chân dung Phật, người phải có thần thái; chuông, khánh đánh lên phải trong trẻo, ngân vang.
Một số làng đúc đồng nổi tiếng
Các làng nghề nổi danh đúc đồng là: Làng nghề Đại Bái, gò đúc đồng Đại Bái (Bắc Ninh), đúc đồng Đền Cầu (Bắc Ninh) và Đông Mai (Văn Lâm, Hưng Yên); đúc đồng Huế; đúc lư hương Tân Hoà Đông và dát đồng tam khí Hoà Hưng (Thành phố Hồ Chí Minh) và các làng nghề khác thuộc các tỉnh Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, Thanh Hoá…
Trên đây là một số thông tin về đúc đồng và thờ cúng cửa võng phòng thờ của người dân Việt Nam trải qua bao đời nay dười bàn tay tài ba của các nghệ nhân đúc đồng. Hy vọng, với những chia sẻ này bạn có thêm nhiều thông tin về đồ đồng và thờ cúng.