Quan Công, hay còn được gọi là Quan Vũ, tự Vân Trường. Theo tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa thì ông là anh em kết nghĩa vườn đào với Lưu Bị và Trương Phi. Là một mãnh tướng thời Đông Hán và thời Tam Quốc ở Trung Quốc, ông cũng đã có công lớn trong việc phò tá Lưu Bị thành lập nên nhà Thục Hán. Ông cũng là người đứng đầu của ngũ hổ tướng bao gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu.
Tượng đồng Quan Công thường được làm dựa trên các miêu tả như mặt đỏ, râu dài, tay cầm thanh long yểm nguyệt đao, cưỡi ngựa xích thố. Ông được dân gian coi là biểu tượng của tính hào hiệp, trượng nghĩa và trung thành.
Tiểu sử Quan Công
Như đã nói sơ lược ở trên, Quan công hay còn được gọi là Quan Vũ, tự Vân Trường hoặc Trường Sinh. Trước khi có được danh hiệu người đứng đầu của ngũ hổ tướng, Quan Vũ đã có những chiến tích hiển hách như một mình xông vào 10 vạn quân địch chém tướng Hoa Hùng, đánh Lữ Bố, trảm Nhan Lương, giết Văn Xú, vượt 5 quan chém 6 tướng, … Có rất nhiều chuyện về ông, dù đúng hay sai nhưng hình tượng Quan Vũ do La Quán Trung xây dựng lên đã trở nên cực kì quen thuộc với người dân Đông Nam Á. Ông là người kiêu ngạo, cực kì kiêu ngạo. Với một mãnh tướng nơi sa trường, nắm trong tay hùng binh, quát tháo thiên hạ, ông có quyền được kiêu ngạo. Tuy chết ở tuổi 58 do tính kiêu ngạo của mình nhưng mọi người đời sau lại biết đến ông như biểu tượng của trung nghĩa, cái kiêu ngạo kia đã bị lu mờ bởi trung nghĩa của Quan Công.
Với một hai câu chữ thì khó có thể nói hết về Quan Vũ. Người xưa có câu, loạn thế sinh anh hùng. Quan Vũ chính là như vậy, sinh ra trong loạn lạc, trưởng thành trong chiến tranh, bỏ mình trên xa trường và được sử sách lưu danh như một anh hùng.
Những câu chuyện về Quan Công sau khi chết
Trong Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung từng kể lại rằng Tôn Quyền sau khi chiếm được Kinh Châu và chém đầu Quan Công thì mở tiệc khao quân, và tự tay rót rượu thưởng cho Lã Mông. Lã Mông cầm chén rượu, nâng lên định uống thì bỗng ném ngay xuống đất, nhảy đến chộp lấy Tôn Quyền quát: “Thằng mặt xanh râu đỏ và bọn chuột kia có biết ta là ai không?”. Rồi họ Lã xô Tôn Quyền xuống đất, nhảy lên ngồi ghế của Quyền mà hét: “Ta là Hán Thọ Đình hầu Quan Vân Trường đây”. Tôn Quyền kinh hãi, vội quỳ lạy, lạy xong thì Lã Mông ngã xuống đất, hộc máu mà chết.
Còn có lần Tào Tháo cũng bị Quan Công dọa cho chết kiếp. Khi Đông Ngô dâng đầu của Quan Vũ sang cho Tào Tháo nhằm liên minh đánh Thục, gian hùng này có nói “lâu rồi không gặp, Vân Trường vẫn khỏe chứ”, lúc ấy cái đầu của Quan Vũ bỗng trợn mắt, râu dựng lên khiến Tào Tháo thất kinh té nhào mà sinh bệnh. Về sau hắn phải sai người làm một cái hình nhân để mai táng và đích thân mình làm lễ trước mộ Quan Công.
Sau khi chết Quan Vũ còn về báo mộng đòi Lưu Bị phải xuất quân báo thù cho mình. Tương truyền rằng hồn Quan Công còn lảng vảng tại thành Kinh Châu để đòi lại đầu của mình.
Còn có nhà sư Phổ Thịnh ở núi Ngọc Tuyền bỗng nghe tiếng gầm đầy phẫn nộ ngay giữa đêm: “Trả lại đầu cho ta”. Nhà sư ngước lên nhìn thì thấy một mãnh tướng mặt đỏ râu dài cưỡi ngựa xích thố, tay cầm thanh long yểm nguyêt đao, hai bên có tùy tướng theo sau. Sư Phổ Tịnh nói: “Nhân trước, quả sau. Nay tướng công bị Lã Mông làm hại mà đòi trả lại đầu, vậy thì trước kia Nhan Lương, Văn Sú cùng với 6 tướng ở 5 ải bị tướng quân chém đầu, và biết bao quân tướng nữa chết dưới tay tướng quân thì đòi đầu ở đâu?”
Nghe vậy, hồn Vân Trường tỉnh ngộ, biến mất, và từ đó không còn hiển linh để đòi báo oán nữa.
Ý nghĩ của tượng đồng Quan Công
Tượng đồng Quan Công được coi là thần bảo vệ cho gia chủ, chính trị gia, cảnh sát và chủ doanh nghiệp.
Tượng đồng quan công mang đến năng lượng rất mạnh, cho dù là trong tư thế ngồi, đứng, cưỡi ngựa hay trừng mắt nhìn quân thù.
Trong Phật giáo cũng có một bô tượng trong đó Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát và Quan Công đứng hai bên tả hữu.
Đặt Quan Công trên cao để canh giữ cửa trước. Người ta nói vẻ mặt của Quan Công càng hung dữ thì hiệu quả bảo vệ càng mạnh. Đừng quên vũ khí của ông là cây đại đao và thanh gươm. Nhớ đặt chúng đúng vị trí bên hình ảnh của ông.
Một trong những lợi ích khi để Quan Công trong nhà là sự bình an và hòa thuận giữa các thành viên trong gia đình, bảo vệ cho người cha và mang tài lộc đến cho mọi người.
Người ta tin rằng các nhà lãnh tụ và doanh nhân khi đạt Quan Công sau lưng, tại nơi làm việc, họ sẽ luôn nhận đươc sự hỗ trợ mạnh mẽ.
Tốt nhất, nên đặt biểu tượng Quan Công tại góc Tây Bắc của ngôi nhà hoặc văn phòng, mặt hướng ra cửa để canh chừng những người ra vào nhà hoặc văn phòng, không cần thiết phải thờ cúng Quan Công, chỉ cần có biểu tượng hình ảnh là đủ.
Tượng đồng Quan Công cũng có thể sử dụng làm quà tặng bằng đồng trong các dịp lễ quan trọng.
Nên mua tượng đồng Quan Công ở đâu
Công ty TNHH đúc đồng mỹ nghệ Quang Hà sẽ là một lựa chọn không tệ. Một trong những cơ sở đúc đồng lớn của làng nghề đúc đồng Ý Yên, Quang Hà là đơn vị chuyên sản xuất và phân phối các sản phẩm đúc đồng, đồ đồng phong thuỷ với nhiều mẫu mã đa dạng và phong phú với mong muốn đem lại những sản phẩm tốt nhất cho người dùng cả về chất lượng kỹ thuật và mỹ thuật.
Với đặc thù sản xuất trực tiếp, giao hàng tận tay không qua bất kì khâu trung gian nào nên bạn có thể yên tâm về giá thành sản phẩm tại đồ đồng Quang Hà luôn cạnh tranh nhất so với những sản phẩm cùng loại. ĐỒ ĐỒNG QUANG HÀ chắc chắn sẽ là địa chỉ uy tín, tốt nhất để quý khách có thể lựa chọn được các sản phẩm ưng ý cho mình.
Mọi thông tin chi tiết về các sản phẩm và chính sách khách hàng xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY ĐÚC ĐỒNG MỸ NGHỆ QUANG HÀ
Trụ sở Công ty và Xưởng SX: Khu A – Thị Trấn Lâm – Ý Yên – Nam Định
Địa chỉ Showroom và VPGD: Khu ĐT Đại Kim – Hoàng Mai – Hà Nội
Hotline: 098 97 88888 / 0988 927 777
Email: mynghequangha@gmail.com
Website: dodongquangha.com