3 điều tối kỵ khi lau dọn bàn thờ gia tiên tuyệt đối không nên phạm phải

5/5 - (1 bình chọn)

Bàn thờ gia tiên là nơi linh thiêng, chính vì vậy khi lau dọn cần hết sức cẩn thận và tránh làm những điều dưới đây.

>> Ý nghĩa của tượng đồng Tam Đa và địa chỉ cung cấp tượng uy tín, đẹp tinh xảo

>> Nên chọn đỉnh đồng thờ hình vuông hay hình tròn?

1. Làm đổ vỡ đồ thờ

Theo phong tục truyền thống xưa kia, việc cúng lễ là việc của đàn ông – người là chủ gia đình, những người này phải đích thân chăm lo nơi cư ngụ của tổ tiên để tỏ lòng hiếu kính. Bởi trên bàn thờ, tủ thờ thường có các hộp ghi lại gia phả, văn bản cổ quý, di chúc… nên không muốn khi “bao sái”, dọn dẹp nơi thờ cúng con dâu tò mò mở ra, biết hết việc của dòng họ.

Tuy nhiên, thờ phụng ông bà tổ tiên là trách nhiệm, đạo lý của người Việt, thể hiện tình cảm, niềm tin huyết thống gia đình, tổ tiên. Ngày nay, việc lau dọn bàn thờ ai làm cũng được, không nhất thiết cứ phải chọn lựa, nhất là nhà ở đô thị, việc thờ cúng lau dọn bàn thờ không còn phân biệt rạch ròi như trước. Người bao sái bàn thờ chỉ cần chú ý làm việc cẩn thận, tỉ mỉ để tránh đổ vỡ đồ thờ, vật phẩm và những đồ quý (như cây nến cổ, bình quý, bài vị…) của tổ tiên để lại.

2. Tùy tiện động tới bát hương

Theo các nhà phong thủy học, bàn thờ là nơi thờ cúng linh thiêng, ngày thường chỉ cần lau dọn sạch sẽ, không nên tùy tiện động chạm hay di chuyển, đặc biệt là dịch chuyển bát hương được coi là điều tối kỵ, vì các vị sẽ khó an vị để phù hộ cho con cháu. Trước các dịp lễ, Tết, các gia đình lau dọn bàn thờ gọi là lễ “bao sái”, mục đích chính là nhằm tẩy rửa, lau dọn sạch sẽ tất đồ thờ tự. Thời gian bao sái tốt nhất nên chọn vào dịp cuối tháng.

Thời điểm để bao sái tổng thể bàn thờ dịp Rằm tháng 7 âm lịch cần làm là từ cuối tháng 6 âm lịch, còn bây giờ thì thời điểm đó đã qua. Bây giờ là đầu tháng nên người dân chỉ nên lau sạch đèn nến, đồ thờ, chứ không nên nhổ bỏ chân hương, dịch chuyển bát hương nữa, bởi về mặt tâm linh vẫn nên tôn trọng nếp xưa và làm như thế là “động” bát hương, không tốt. Còn khi muốn thay bát hương, tỉa bỏ chân hương bày tỏ lòng thành kính và tránh hỏa hoạn thì cũng nên chờ tới cuối tháng hoặc tốt nhất là cuối năm hãy làm theo lệ cũ phép xưa.

Cần chú ý phải tắm rửa sạch sẽ rồi bắt tay vào việc. Đầu tiên bày đĩa hoa quả, thắp nén hương xin gia tiên và thần linh tạm lánh để con cháu bao sái bàn thờ. Chờ sau khi hương tàn hãy bắt đầu công việc. Hãy trải vải đỏ (hoặc giấy đỏ) lên mâm (hoặc bàn) để đưa bài vị, đồ thờ đặt vào đó. Cẩn thận đặt đồ thờ Phật, thần linh, gia tiên riêng rẽ kẻo lẫn lộn.

Sau đó dùng nước vang ấm (loại nước được đun từ 5 thứ thảo dược thơm) cùng với rượu gừng để lau. Thứ tự bao sái cần làm là lau bài vị Phật, rồi thần linh trước, sau đó thay nước mới để lau bài vị tổ tiên (không nên làm ngược lại vì bị coi là bất kính). Sau khi lau sạch bát hương, đồ thờ cúng, bài vị sạch sẽ bằng nước thơm, để khô thì đặt lại như cũ.

3. Rút chân hương bừa bãi

Quan niệm của người xưa cho rằng, khi bao sái bàn thờ, tối kỵ rút chân hương rồi cầm bát hương đổ tro bừa bãi ra ngoài vì như thế sẽ bị “tán tài”. Chân hương sau khi tỉa ra thường đốt và tất cả tro được thả xuống sông, hồ hoặc hòa nước bón cây, không nên đem đổ lung tung.

Người xưa quan niệm việc đem tro, bát hương cũ, đồ thờ cúng thả ra sông hồ cho mát hoặc những nơi sạch sẽ. Với bàn thờ cũ, cây nến, cây hương tiện bằng gỗ sơn son thiếp vàng cổ thì nên hóa đi, chứ không nên để nguyên vứt linh tinh, vừa “phạm” kiêng kỵ, vừa ô nhiễm môi trường.

Xem thêm

0768 62 9999