Lư hương và ý nghĩa trong văn hóa thờ cúng của người Việt

5/5 - (2 bình chọn)

Lư hương là khí cụ dùng để thắp hương xông hương cúng Phật, ngày nay lư hương được sử dụng phổ biến trong tục thờ cúng gia tiên để tạo ra mùi hương trầm thơm, bởi theo quan niệm từ xưa thì hương thơm thể hiện lòng thành, sự thanh khiết cao quý. Chính vì thế, lư hương với những khói trầm toả ra có tác dụng thanh lọc khí vô cùng hiệu quả, không những hoá giải được hung khí mà còn tăng thêm cát khí, gia tăng sự hoà thuận, hiếu thảo, sự tăng tiến về trí tuệ tài lộc trong gia đình.

>> Quà tặng sếp 2019 – tặng quà gì cho sang trọng, ý nghĩa?

>> Tượng con giáp bằng đồng đem tới tài lộc, may mắn, bình an cho gia chủ

Lư hương thường đi kèm với hai chân đèn, hai bình bông gọi là bộ Ngũ Sự (Ngũ Cụ Túc). Bộ Tam Sự (Tam Cụ Túc) gồm có một lư hương, một chân đèn, một bình bông. Lư Hương thường được làm bằng các chất liệu như đồng ( đỉnh đồng ), đá và bằng sành sứ, trong đó đồng và sứ là hai loại chất liệu dùng phổ biến nhất. Đồng là dương, dương tượng trưng cho trời, cho nên khí cụ dâng cúng cho Phật Thánh thường thì phải làm bằng đồng. Sành sứ là từ đất, đất thuộc thổ, tượng trưng cho đại địa cho nên lư hương thờ phụng các vị Thần minh cũng như người ở nhân gian dùng trong sinh hoạt thường ngày, được làm bằng sành sứ.

Lư hương và ý nghĩa trong văn hóa thờ cúng của người Việt

Đồng là dương, dương tượng trưng cho trời, cho nên khí cụ dâng cúng cho Phật Thánh thường thì phải làm bằng đồng

Lại nữa theo quan niệm trời tròn đất vuông thường thì lư đồng dùng để cúng Phật, Thánh thường có hình tròn, cúng các vị thần minh thường có hình vuông, trong chùa thường dùng hình dáng của hoa sen để làm lư hương, biểu ý thanh tịnh thoát tục. Lư hương thường được để trên án thờ nên gọi là “Tọa lư” hoặc là “Cúng Lư”, tùy theo thể loại của hương để dâng lên cúng dường mà có tên gọi khác nhau; như nhang thắp thì gọi là Lư cắm nhang, nếu như thắp để nằm cây hương thì gọi là Ngọa hương lư, còn nếu như dùng hương bột để xông hương thì gọi là Đàn hương lư.

Lư hương được tạo rất nhiều hình dáng khác nhau, đại thể có mấy loại hình dáng như: hình Bảo đảnh, Phương đẩu, Sư tử, Chim hạc, Liên hoa.v.v… Hoa văn trang trí thường là các loại hoa văn cổ hoặc là rồng phụng, quỷ thần, và chữ Hán.v.v… Hình dáng của lư hương trong quan niệm Phật Giáo Bắc Truyền luôn hàm chứa những diệu ý, không những thể hiện được chân lý của Đạo Phật, mà còn bao hàm cả tính chất văn hóa nghệ thuật của Phật Giáo.

Lư hương và ý nghĩa trong văn hóa thờ cúng của người Việt

Hình dáng của lư hương trong quan niệm Phật Giáo Bắc Truyền luôn hàm chứa những diệu ý

Trong nhà Phật, Lư Hương được gọi là Bảo đảnh có nghĩa là đảnh báu như trong các bài tán hương có câu: “Bảo đảnh nhiệt danh hương” lò báu đốt hương thơm, “Lư Phần Bảo đảnh Trung” trong Bảo đảnh đốt hương báu.v.v… Thường thì tất cả lư hương có ba chân, theo quan niệm của Phật Giáo đây là tượng trưng cho Tam bảo, Phật Pháp Tăng, không thể thiếu một trong ba cho nên gọi là cụ túc, vì là vật tượng trưng cho Tam Bảo cho nên gọi là Bảo Đảnh, Phật Giáo hưng thạnh thường được dùng từ đảnh thạnh để nói lên ý cụ túc hưng long của Tam Bảo.

Lư hương và ý nghĩa trong văn hóa thờ cúng của người Việt

Lư hương đồng mạ vàng sang trọng, ý nghĩa

Ý nghĩa của Lư hương là thể hiện nét đẹp văn hóa của thiền tư và trong văn hóa thờ cúng gia tiên. Lư hương còn thể hiện sự thanh tịnh thoát tục khi được bài trí trong thiền thất hay trà am, hình dáng cũng như hàm ý của lư hương, tính cách và biểu trưng của hương lư luôn tạo nên phong cách thanh thoát riêng biệt của thiền.

Nguồn: Sưu tầm

Xem thêm

0768 62 9999