Tranh đồng chữ “Lộc” – ý nghĩa và cách treo hợp phong thuỷ

5/5 - (1 bình chọn)

Ngày nay, tranh chữ được nhiều người ưa thích, trong đó có loại tranh chữ Lộc trong bộ Tam Đa. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết được ý nghĩa tranh cũng như cách treo tranh hợp lý để mang lại ý nghĩa tốt đẹp vốn có của loại tranh phong thủy này.

>>> Ý nghĩa phong thủy của tượng đồng Gia Cát Lượng – Khổng Minh

>>> Các loại chuông đồng và ý nghĩa của từng loại chuông trong Phật giáo

Tranh Chữ Lộc Bằng Đồng được dùng vào những dịp gì?

Tranh Chữ Lộc Thư Pháp Bằng Đồng là một bức tranh đồng đẹp được nhiều người yêu thích và treo trong nhà, phòng làm việc, phòng thờ. Ngoài ra chữ lộc thư pháp bằng đồng mạ vàng cũng được nhiều người dùng biếu tặng bạn bè người thân.

Tranh đồng chữ lộc mang theo hi vọng tài lộc tấn tới, mỗi dịp Tết đến, Lộc biểu trưng cho sự phát đạt. Người ta tặng nhau chữ Lộc như lời chúc thành đạt, may mắn, an khang và thịnh vượng. Lộc vì thế mang những ý nghĩa sâu sắc, là nét đẹp văn hóa á đông của người châu á, cũng như người Việt.

Tranh đồng chữ “Lộc” - ý nghĩa và cách treo hợp phong thuỷ

Quan niệm về chữ lộc thời xưa:

Thời xưa, Lộc tức là bổng lộc mà các Quan được nhận :
+) khi được Vua ban, để nghi nhận công lao đã chí công vô tư cai quản dân chúng .
+) khi là của  dân biếu, để thể hiện lòng biết ơn của muôn dân về những công việc mà quan đã vì  dân mà làm , mang quyền lợi chính đáng cho dân.
Lộc như một tấm bảng để  ghi nhận công lao của các quan: công lao với dân, công lao với Vua, với nước. Lộc là thành quả, sự đền đáp xứng đáng của công lao.

Ý nghĩa của tranh chữ “Lộc”

Để hiểu được ý nghĩa của tranh chữ Lộc chúng ta phải giải thích được ý nghĩa của chữ Lộc. Trong tích cũ, câu chuyện lịch sử, chữ Lộc thường được nhắc đến với sự may mắn, tài lộc.

Trong thời phong kiến, Lộc tức Bổng Lộc của những người làm quan, lộc là lộc vua ban thưởng, có khi lại là lộc do dân cảm tạ. Lộc vua ban ghi nhận thành quả công lao của những người nắm giữ chức vụ trong triều đình cùng vua cai quản đất nước. Lộc do dân cảm tạ để tỏ lòng biết ơn vì đã bảo vệ cho người dân. Nói cách khác, Lộc là đại diện cho tiền tài, thành quả được đền đáp nhờ sự cống hiến cho đất nước.

Tranh đồng chữ “Lộc” - ý nghĩa và cách treo hợp phong thuỷ

Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, chữ Lộc được hiểu theo nghĩa rộng hơn chứ không bó hẹp trong một phạm vi như trước kia nữa. Bởi ngày nay, bất kì ai có khả năng nghiên cứu, sáng tạo, phát triển trên mọi lĩnh vực và mang lại những sản phẩm, giá trị to lớn cho xã hội đều được công nhận, được hưởng thành quả xứng đáng.

Không chỉ biểu thị cho tài lộc dồi dào, chữ Lộc còn bao gồm ý nghĩa may mắn, tốt lành và hạnh phúc. Chẳng vậy mà vào những ngày xuân năm mới, người dân Việt thường có tục lệ đi hái lộc, chồi non đem về nhà, hi vọng sự may mắn, hạnh phúc đến với bản thân và gia đình trong năm mới.

Cách treo tranh chữ “Lộc” hợp phong thủy

Là một loại tranh phong thủy cho nên việc treo tranh chữ Lộc cần phải cẩn thận, nếu treo sai vị trí không chỉ dẫn đến giảm tác dụng tâm linh của bộ tranh mà còn đem đến những điều không may, ảnh hưởng tài lộc và may mắn cho gia chủ. Do đó sau khi mua tranh chữ Lộc, người chơi tranh cần chú ý một số điểm sau:

Tranh chữ đồng không quá kén chọn tuổi tác, miễn yêu thích đều có thể trưng bày và biếu tặng cho gia chủ.

Tranh đồng chữ “Lộc” - ý nghĩa và cách treo hợp phong thuỷ

– Tranh thường được treo ở phòng khách, phòng làm việc, tránh treo tranh ở những nơi ẩm thấp, có mùi như nhà vệ sinh, phòng bếp.

– Khi treo tranh không quá cao, quá thấp, tốt nhất treo tranh cao hơn đầu gia chủ khoảng 20 cm

– Thường xuyên lau chùi vệ sinh tranh tránh bám bụi ảnh hưởng xấu đến phong thủy.

– Nếu trong bộ tam đa Phúc Lộc Thọ thì cần treo chữ Lộc ở giữa, hai bên là chữ Phúc và chữ Thọ

– Tuyệt đối không treo cùng loại tranh có hành thủy như tranh thuận buồm xuôi gió…

Nguồn: Tổng hợp

Xem thêm

0768 62 9999