Tết đến, dọn dẹp bàn thờ như thế nào cho đúng cách?

5/5 - (1 bình chọn)

Theo quan niệm dân gian, Tết đến cần dọn dẹp bàn thờ cho sạch sẽ và bày trí tươm tất để đón rước ông bà, tổ tiên về chung vui nhân dịp năm mới. Tuy nhiên, khi dọn dẹp bàn thờ, bạn cần lưu ý những điều sau để tránh tán lộc, động tài, ảnh hưởng đến phúc khí của gia đình.

>>> Năm mới hút tiền bạc vào nhà với tượng thần tài bằng đồng

>>> Những món đồ không thể thiếu trong bộ đồ thờ bằng đồng

Một số lưu ý khi dọn dẹp bàn thờ ngày Tết

Theo Gia đình & Xã hội, ông Hà Thanh (Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người) cho biết, trước khi lau dọn bàn thờ (bao sái), người bao sái cần tắm rửa sạch sẽ và dịp này chỉ nên lau sạch đèn nến, đồ thờ, không làm tổng thể như dịp Tết. Tối kị động chạm dịch chuyển bát hương vì quan niệm thần linh, gia tiên khó an vị để phù hộ con cháu.

dọn bàn thờ ngày Tết
Dọn bàn thờ ngày Tết lưu ý không nên dịch chuyển bát hương

Nước bao sái bàn thờ là nước 5 thứ thảo dược (quế, hồi, đinh hương, gỗ vang, bạch đàn), hoặc rượu gừng để tẩy uế, làm sạch đồ thờ cúng. Đun sôi cho kỹ những thảo dược đó với 1,5 lít nước, để ấm rồi dùng nước đó để lau rửa bàn thờ và đồ thờ cúng. Nếu muốn thơm hơn thì đun lâu hơn cho nước đặc, hoặc mua thêm hương liệu (đối với bàn thờ lớn, hoặc nhiều bàn thờ). Việc bao sái ai làm cũng được, chỉ cần cẩn thận, tỉ mỉ để tránh đổ vỡ đồ thờ quý, vật phẩm, ảnh gia tiên…

Các nhà tâm linh cũng cho rằng, khoảng 2 – 3 tháng hãy bao sái bàn thờ một lần. Không lau dọn thường xuyên vì khu vực đặt bát hương rất cần tụ khí, nếu động chạm liên tục thì theo tâm linh cũng không tốt. Còn bình thường khi thắp hương chỉ nên lau bàn thờ cho sạch sẽ, không để bụi bẩn, hay mạng nhện dính ở đó.

Cũng theo Nhà nghiên cứu Phật học Nguyễn Mạnh Cường (Viện Phật học), có người bảo việc bát hương đầy chặt chân hương sẽ mang lại tài lộc cho gia chủ. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, phải bao sái sạch sẽ, rút sạch chân hương để bát hương quang quẻ, không che mắt thần linh, gia tiên thì mới phù hộ được cho con cháu. Còn các chuyên gia tâm linh cho rằng, việc tỉa chân hương có thể làm hàng tháng vào dịp cuối tháng để bát hương đồng, bàn thờ luôn sạch sẽ, sáng sủa và tránh hỏa hoạn.

bát hương đồng
Bát hương đồng tinh xảo của Dương Quang Hà sáng bóng, dễ lau chùi vệ sinh

Sau khi lau dọn xong xuôi sẽ đến công đoạn đặt lại đồ thờ lên ban thờ. Trước khi đặt lại đồ thờ lên, dùng 7 tờ tiền vàng đốt rồi hơ 4 phía trên, dưới, phải, trái của bàn thờ. Sau khi đặt lại đồ thờ thì thắp 3 nén hương lên bát hương và vái lạy lần nữa.

Để cẩn thận, người ta thường làm lễ. Cách thức như sau, dùng 7 tờ tiền vàng đốt và làm dấu hơ ở 4 hướng trên dưới trái phải ý là dùng lửa để khai quang, làm sạch, tiền vàng chưa cháy hết thì bỏ vào lò than hoa.

Sau đó, đốt thêm 7 tờ tiền vàng nữa để làm sạch tại các vị trí đặt bài vị, bát hương thần Phật tổ tiên, sau đó mới đặt các đồ vào đúng chỗ.

Cuối cùng là cắm 12 que hương theo thứ tự hướng thời gian: Que thứ nhất cắm ở vị trí 1h, khi cắm thì đọc “niên niên thị hảo niên”, tức mỗi năm đều là năm tốt.

Que thứ hai cắm ở vị trí 2h, khi cắm đọc “nguyệt nguyệt thị hảo nguyệt”, tức mỗi tháng đều là tháng tốt. Que thứ ba cắm ở vị trí 3h, khi cắm đọc “nhật nhật thị hảo nhật”, tức mỗi ngày đều là ngày tốt. Que thứ tư cắm ở vị trí 4h, khi cắm đọc “thời thời vị hảo thời”, tức mỗi giờ đều là giờ tốt.

dọn bàn thờ đón Tết
Thắp hương sau khi đã dọn dẹp và trang trí ban thờ gia tiên

Cứ như vậy cho đến khi cắm hết 12 que hương. Trên đây là những lưu ý cơ bản để mọi người có thể lau dọn bàn thờ đúng cách mỗi dịp cuối năm.

Nguồn: Sưu tầm

Xem thêm

0768 62 9999